Bình Phước: Đâu là thời điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản công nghiệp?

Ngày xem: 2020/11/20 10:46:23 - Lượt xem: 211

Đột phá về kinh tế, hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ, giai đoạn cuối năm 2020 là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư “rót tiền” vào thị trường BĐS Bình Phước, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Dự án Tuyến đường Cao Tốc Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ rút ngắn khoảng cách kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM và các tỉnh thành khác

Dự án Tuyến đường Cao Tốc Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ rút ngắn khoảng cách kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM và các tỉnh thành khác

Xuất hiện “vùng trũng” đầu tư bất động sản phía Nam

Thị trường bất động sản (BĐS) hậu đại dịch Covid-19 có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư về các tỉnh vùng ven TP.HCM. Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai hay Long An là những thị trường được khai thác sớm hơn. Tuy nhiên, do mức giá BĐS các khu vực này ngày càng tăng nên nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang Bình Phước, biến nơi đây trở thành “vùng trũng” đầu tư mới của thị trường BĐS khu vực phía Nam.

Những năm gần đây, BĐS công nghiệp Bình Phước bước vào đà tăng nhiệt nhờ sức bật từ phát triển kinh tế và hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ. Hàng loạt công trình hiện đại được xây dựng, hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM ngày càng trở nên thuận tiện với những tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Bên cạnh đó, tuyến đường Hồ Chí Minh sắp hoàn thành được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Tây.

Ngoài ra, một lợi thế nữa khiến thị trường BĐS công nghiệp Bình Phước được nhiều đại gia địa ốc “nhòm ngó” khi được xem là thủ phủ công nghiệp chỉ sau Bình Dương, Đồng Nai. Hiện toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp lớn đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động như KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Đồng Xoài, KCN Bắc Đồng Phú,… Theo quy hoạch đến năm 2020, Bình Phước sẽ có 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc gia là Hoàng Diệu, Tân Thành và Lộc Thịnh.

Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đang triển khai xây dựng dự án cảng cạn ICD Hoa Lư tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Dự kiến khi hoàn thành, khu cảng này sẽ là nơi tập kết hầu hết hàng hóa nhập khẩu bằng container từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan vào Việt Nam cũng như hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các nước. Tiếp tục phát huy lợi thế là địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn tại Đông Nam Bộ.

Tiềm năng phát triển BĐS công nghiệp tại Bình Phước còn xuất phát từ việc dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia sau căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung. Với hạ tầng cơ sở được xây mới và ngày càng hoàn thiện, giới đầu tư kỳ vọng Bình Phước sẽ trở thành thị trường địa ốc tiềm năng không chỉ tại Đông Nam Bộ mà còn cả khu vực phía Nam.

Tin liên quan