Sở hữu vị trí chiến lược trong xu hướng dịch chuyển và lan tỏa phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam, Bình Phước đang tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế để trở thành cực tăng trưởng mới, từ đó góp phần thúc đẩy bất động sản (BĐS) khu vực tăng giá trong tương lai.
Lợi thế và dư địa tăng trưởng tại Bình Phước
Tách ra từ tỉnh Sông Bé năm 1997, sau 25 năm tái thành lập, Bình Phước từ địa phương khó khăn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một tỉnh có quy mô nền kinh tế chỉ đạt 1.254 tỷ đồng (năm 1997), đến năm 2021 đã tăng lên 62 lần, đạt hơn 77.800 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 13.675 tỷ đồng (tăng 79 lần), thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng (tăng 29 lần so với năm 1997). Mặc dù phải đối diện với khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song Bình Phước vẫn là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất trong vùng Đông Nam Bộ với mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,32%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu tận dụng tốt, Bình Phước sẽ là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thu hẹp dần lợi thế về quỹ đất, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước là một trong những địa phương có hạ tầng giao thông đồng bộ và hoàn thiện. Nhận định việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông là “đòi hỏi” cấp thiết để phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay, trong giai đoạn 2021-2025, Bình Phước dự kiến đầu tư 34 dự án giao thông với tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng. Hiện, Bình Phước đang chủ động phối hợp, triển khai đầu tư các tuyến cao tốc: Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông), tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành...
Hạ tầng giao thông Bình Phước đang được rót vốn đầu tư nhanh chóng.
Các chuyên gia dự báo, với tiềm năng mạnh mẽ từ phát triển hạ tầng giao thông, xu hướng BĐS Bình Phước sẽ tiếp tục tăng bền vững. Việc làn sóng đầu tư chuyển về Bình Phước là hệ quả tất yếu của sự khan hiếm đất tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...
Dư địa tăng giá của BĐS Bình Phước
Sở hữu quỹ đất sạch rộng lớn, tiềm năng về hạ tầng giao thông chuẩn chỉnh, thị trường BĐS Bình Phước đang có những bước chuyển mình rõ rệt, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút giới đầu tư. Trong đó phải kể đến Chơn Thành, một huyện phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 35km, cách thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khoảng 55km, và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km.
Trong những năm qua, được sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ về cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông huyết mạch kết nối liên vùng, huyện Chơn Thành đã thành lập và mở rộng quy mô các dự án khu công nghiệp (KCN) lớn: KCN Minh Hưng 3, KCN Minh Hưng Hàn Quốc, KCN Chơn Thành 1,2, KCN Becamex Bình Phước... Giá trị sản xuất công nghiệp tại Chơn Thành tăng trưởng bình quân 24,9% hằng năm, đóng góp từ 45-50% GDP trong toàn tỉnh.