Tuyến đường sắt Xuyên Á khu vực Sài Gòn - Lộc Ninh trị giá 1 tỷ đô bao giờ khởi công ?

Ngày xem: 2022/11/08 19:39:23 - Lượt xem: 392

Tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) – Lộc Ninh dài 128km, đường đôi, khổ 1435 mm – một trong tám tuyến đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM.

Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư 129 km tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sau năm 2020. Theo đó, dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 948,6 triệu USD.

 

Tổng quan về đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được xin chủ trương từ Chính phủ sau năm 2020

Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh là một tuyến đường sắt nằm trong tuyến đường sắt Xuyên Á, nối từ Sài Gòn đến Lộc Ninh. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nối với đường sắt Bắc Nam tại ga Dĩ An, đi qua Phú Cường thuộc Bình Dương rồi lên An Lộc và Lộc Ninh.

Thông tin

  • Tên dự án: Đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) – Lộc Ninh

  • Tên khác: nằm trong tuyến đường sắt Xuyên Á

  • Quy mô: 128.5 km

  • Điểm đầu: Kết nối với đường sắt Thống Nhất tại ga Dĩ An, ga Dĩ An đến ga Chánh Lưu là 31,90 km.

  • Điểm kết thúc: Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Lộc Ninh (Bình Phước)

  • Tổng vốn đầu tư: 948,6 triệu USD

  • Thời gian khởi công: Năm 2013

  • Thời gian hoàn thành: Năm 2030

Thống kê, số liệu

Theo Quyết định số 1556, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước – Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ, đến Km4+900 rẽ trái và đi song song với nền đường sắt cũ về phía nam (cách nền đường sắt cũ 200m), tới Km10+700 rẽ phải cạnh khu công nghiệp Bình Chuẩn và giáp phía đông Khu quân sự, đến Km14+100 tuyến đi dọc ranh phía đông khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương tới Km26+800 và về ga Chánh Lưu là ga cuối của ranh đầu mối. Chiều dài toàn tuyến là 128 km và chiều dài tuyến từ ga Dĩ An đến ga Chánh Lưu là 31,90 km.

Ban Quản lý Dự án đường sắt cũng đưa ra 4 phương án vay vốn ODA nước ngoài để đầu tư: Phương án 1 vay 85% tổng mức đầu tư và 15% vốn đối ứng ngân sách, tổng mức đầu tư khoảng 20.684 tỷ đồng; phương án 2 sẽ vay 70% ODA và 30% còn lại vay tín dụng ưu đãi người mua với mức đầu tư là 20.836 tỷ đồng; phương án 3 sẽ vay 50% ODA và 50% còn lại vay tín dụng bên mua, tổng mức đầu tư là 20.938 tỷ đồng; còn phương án 4 sẽ sử dụng 100% vốn nhà nước, tổng mức đầu tư là 19.039 tỷ đồng.

Lịch sử tuyến đường sắt Lộc Ninh – Sài Gòn

Từ năm 1933 tuyến đường Sài Gòn - Lộc Ninh chính thức hoạt động, dùng để vận chuyển cao su là chính

Từ năm 1933 tuyến đường Sài Gòn – Lộc Ninh chính thức hoạt động, dùng để vận chuyển cao su là chính

Tuyến đường sắt Lộc Ninh – Sài Gòn từng là tuyến đường vận chuyển cao su của người Pháp. Năm 1908, người Pháp bắt đầu trồng cao su ở tỉnh Thủ Dầu Một đến năm 1933, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh chính thức hoạt động và vận chuyển cao su về cảng Sài Gòn để xuất khẩu.

Một chuyến tàu Sài Gòn – Thủ Dầu Một – Lộc Ninh: Đầu năm 1927, các chủ đồn điền ở tỉnh Thủ Dầu Một đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới nhằm vận chuyển kiện cao su từ Lộc Ninh và Hớn Quản đến cảng sông Bến Cát

Một năm sau, Công ty đường sắt Pháp ở Đông Dương phát triển đường sắt tuyến xe lửa từ Sài Gòn đến Lộc Ninh và Bù Đốp cũng như khu vực biên giới Campuchia.

Năm 1933, khi tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh dài 86km chính thức đưa vào khai thác, vận chuyển hơn 80.000 hành khách và Lượng mủ cao su vận chuyển từ Lộc Ninh về Sài Gòn cũng tăng mạnh từ hơn 25 ngàn tấn (năm 1935) lên hơn 42 ngàn tấn (năm 1936).

 

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh mang tiềm năng lớn

Đây được xem là công trình tạo động lực thúc đẩy kinh tế miền Đông Nam Bộ

Đây được xem là công trình tạo động lực thúc đẩy kinh tế miền Đông Nam Bộ

Là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh được coi là đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Nam bộ nói chung, Bình Phước nói riêng.

Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL13 khoảng 430m. Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL13 khoảng 1.000m và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Với công trình đường sắt có thể kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch như vậy, góp phần thúc đẩy mạnh đến thị trường kinh tế của Bình Phước và Bình Dương ngày một phát triển dữ dội.

Với đầu tư tuyến đường sắt trọng điểm Sài Gòn – Lộc Ninh có thể khẳng định tiềm năng về thị trường bất động sản khu vực Bình Phước và các khu vực lân cận rất nhộn nhịp khi thu hút cả người mua ở, nhà đầu tư cá nhân, chủ đầu tư – các doanh nghiệp địa ốc.

Tin liên quan